Công đoạn gia công thành phẩm là vô cùng quan trọng với sản phẩm sổ tay lò xo. Công đoạn này gần như chiếm đến 60% chất lượng sau cùng của quyển sổ.

Bài viết thuộc chuỗi bài viết đánh giá chất lượng một quyển sổ tay lò xo, gồm 4 phần chính
_ Phần 1: Đánh giá chất lượng nguyên liệu sổ tay lò xo
_ Phần 2: Đánh giá chất lượng in ấn
_ Phần 3: (bạn đang xem) Đánh giá chất lượng gia công thành phẩm
_ Phần 4: Đánh giá tính hiệu quả trong sử dụng sản phẩm

Vẫn theo trình tự từ bìa tới ruột, bạn check từng bước nhé

BÌA

Có khá nhiều loại bìa và ứng với từng loại ta lại có một số điểm lưu ý riêng. Hãy kiểm tra trước những nguyên tắc chung nhé:

  • Bìa phẳng không có chỗ lồi lõm hoặc gợn sóng
  • Bìa không bị dơ
  • Các góc cạnh vuông vức không móp méo
  • Kích thước to hơn ruột một chút: Thường bìa sẽ cần kích thước to hơn ruột một chút, nó giúp cuốn sổ không bị lòi ruột ở tại phần đỉnh của lò xo (tức những tờ chính giữa sổ)
  • Nhìn kĩ các cạnh của sổ, đánh giá có cạnh nào bị bong tróc hay méo mó không, có cạnh nào bị bung keo hoặc rộp màng hay không.

RUỘT

Ở phần trước, sotayhandmade.vn đã cùng bạn kiểm tra chất lượng in ấn ruột sổ rồi, ở phần này, bạn chỉ cần xem thêm vài điểm chính để kết luận chất lượng gia công nhé:

  • Các trang khi chồng lại gọn gàng và đều thẳng tắp: Chỉ những đơn vị gia công kĩ lưỡng mới để ý vấn đề này, sự đều và thẳng giúp quyển sổ có giá trị hơn hẳn nhé. Tuy nhiên bạn chỉ nên check phần đầu và phần chân sổ, vì phần hông là gáy sổ, không thể đều được do phần gáy khi bóp lại bản chất là một đường tròn.
  • Lỗ đục lò xo: Nếu nó là lỗ vuông, hãy kiểm tra nó có thực vuông vức, gọn sắc, hay bị dập và móp méo. Nếu nó là lỗ tròn, hãy xem nó có tròn đều hay không nhé.

GÁY LÒ XO

Lập tức mở ra phần trang cuối cùng của cuốn sổ, đây là điểm đóng lại của lò xo, kiểm tra xem nó có sát hay không nhé.
Ngoài ra bạn cũng lướt sơ xem phần gáy lò xo có bị trầy xướt hoặc tróc sơn không. Cuối cùng thì chỉ cần lật mở thử để kiểm tra độ mượt mà khi sử dụng.